Lỗi thường gặp ở biến tần và cách khắc phục ( phần 1)

  10/07/2024

Biến tần được sử dụng làm bộ chuyển đổi dòng diện trong các dòng máy CNC, máy phay cơ khí,.... Do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình sử dụng dễ dẫn đến lỗi biến tần. Để hiểu về lỗi biến tần hơn và cách khắc phục bạn tìm hiểu bài viết dưới đây. Lỗi thường gặp ở biến tần và cách khắc phục phần 1:

BIẾN TẦN BÁO LỖI OC

Mã lỗi OC là lỗi quá dòng, được chia làm 3 trường hợp là OC1, OC2, OC3 tương ứng với quá dòng trong khi biến tần đang tăng tốc, giảm tốc và chạy tốc độ ổn định.

Khi gặp mã lỗi này, cần phân biệt thời điểm biến tần báo lỗi là khi nào: khi chưa kết nối motor với biến tần, khi motor được kết nối với biến tần hay biến tần đang chạy đầy tải ổn định nhưng thỉnh thoảng báo lỗi OC.

a) Biến tần báo lỗi OC khi chạy nhưng chưa kết nối với motor, có thể do các nguyên nhân sau:

  • Module IGBT hỏng
  • Pha ngõ ra chạm đất
  • Mạch dò dòng bị lỗi

=> Cách khắc phục:

  • Kiểm tra module IGBT
  • Đo kiểm tra cách điện các pha ngõ ra với đất
  • Kiểm tra mạch dò dòng của biến tần
  • Liên hệ nhà cung cấp

b) Biến tần báo lỗi OC khi chạy đã kết nối với motor có thể do:

  • Công suất biến tần không phù hợp với công suất motor
  • Thời gian tăng tốc quá ngắn hoặc thông số motor cài đặt chưa đúng
  • Tải quá nặng
  • Motor hỏng cách điện hoặc dây nối motor với biến tần bị chạm đất
  • Mạch dò dòng của biến tần bị lỗi

=> Cách khắc phục:

  • Vào nhóm thông số lưu lịch sử lỗi của biến tần, kiểm tra giá trị dòng điện tại thời điểm xảy ra lỗi và so sánh với giá trị dòng điện định mức.
  • Nếu giá trị ghi nhận được lớn hơn giá trị dòng điện định mức của biến tần thì:
  • Kiểm tra công suất biến tần xem có phù hợp không, kiểm tra tải xem có bị kẹt không, giảm tải rồi thử lại
  • Kéo dài thời gian tăng tốc cho phù hợp
  • Autoturning thông số motor, thử chọn chế độ điều khiển sensorless vector cho biến tần.
  • Kiểm tra xem motor có bị quá tải hay không
  • Liên hệ nhà cung cấp
  • Nếu giá trị ghi nhận được nhỏ hơn giá trị dòng điện định mức của biến tần: trường hợp này phần lớn là do motor hoặc dây dẫn bị hỏng cách điện gây chạm đất khi chạy.
  • Kiểm tra cách điện của motor và dây dẫn
  • Kiểm tra mạch dò dòng của biến tần
  • Thử dùng biến tần này điều khiển motor khác có công suất tương đương, hoặc dùng biến tần khác có công suất tương đươngvđiều khiển motor này xem có xảy ra lỗi không để loại trừ nguyên nhân

 

c) Biến tần đang chạy ổn định nhưng thỉnh thoảng báo lỗi OC1, OC3:

=> Trường hợp này xử lý như sau:

  • Vệ sinh biến tần, vệ sinh hộp đấu nối dây của motor
  • Thay thế mạch đo dòng của biến tần
  • Liên hệ nhà cung cấp

d) Biến tần cấp nguồn báo OC3:

  • Trường hợp này thường là do lỗi mạch dò dòng của biến tần
  • Thử thay hall board hoặc driver board rồi test lại
  • Nếu vẫn bị lỗi thì thử thay control board, có vài trường hợp do control board bị lỗi nên báo OC3 khi cấp nguồn
  • Liên hệ nhà cung cấp để được hỗ trợ tốt nhất

Ở Phần 1 chúng ta tìm hiểu lỗi OC. Cảm ơn khách hàng đã luôn ủng hộ CNC Đông Phương. Hiện Đông Phương Hà Nội có cung cấp một số dòng biến tần các hãng như Zoncn, best, sunfar

Thông tin liên hệ :

CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HOÁ ĐÔNG PHƯƠNG HÀ NỘI
Hotline tư vấn: 0966.99.88.98
Trụ sở: KCN Phố Nối A -Giai Phạm -Yên Mỹ -Hưng Yên
Chi Nhánh: Tổ 2-Ấp Vàm-Thiện Tân -Vĩnh Cửu- Đồng Nai

Bình luận

Tin tức mới Xem tất cả